Nghiên cứu mới: Vi rút SARS-CoV-2 làm chúng ta già mau hơn
Phát hiện nói trên được công bố trên tạp chí khoa học Cell Stem Cell vào ngày 17-1 vừa qua. Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy những tế bào thần kinh dopamine bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ ngừng hoạt động và tạo ra tín hiệu hóa học gây viêm, từ đó khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Thông thường, tế bào dopamine đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời tham gia vào nhiều chức năng khác của cơ thể như tiêu hóa, tuyến tụy, xử lý cơn đau, tim và thận.
Nếu loại tế bào thần kinh này chịu tổn thương sẽ dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như Parkinson.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Y học Weill Cornell Medicine, Trung tâm Bệnh ung thư Memorial Sloan Kettering và Trường cao đẳng bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật Vagelos thuộc Đại học Columbia.
Họ cho biết kết quả nghiên cứu sẽ giúp làm sáng tỏ các triệu chứng thần kinh liên quan đến hội chứng COVID-19 kéo dài, gồm có hôn mê, sương mù não (não không thể ghi nhớ, thiếu tập trung) và trầm cảm.
Tiến sĩ Shuibing Chen, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đây là một kết quả hoàn toàn bất ngờ”.
Bà Chen đã tạo ra nhiều loại tế bào từ tế bào gốc của con người để thử nghiệm khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2. Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể quan sát và ghi nhận vô số triệu chứng khác nhau xuất hiện ở mỗi mô.
Họ thậm chí nghiên cứu các mẫu khám nghiệm tử thi của bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 để chắc chắn.
Ngạc nhiên thay, khoảng 5% tế bào dopamine tiếp xúc với biến thể SARS-CoV-2 đã bị mắc bệnh.
“Dù tỉ lệ lây nhiễm của các tế bào thần kinh dopamine không cao bằng phổi - mục tiêu chính của vi rút, nhưng chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng”, vị tiến sĩ khẳng định.
Ngoài ra, không phải tất cả tế bào thần kinh đều dễ bị nhiễm vi rút này, một trong số đó là tế bào thần kinh vỏ não.
Bà Chen và các đồng nghiệp lập hồ sơ phiên mã để xác định cách gene bị biến đổi do nhiễm SARS-CoV-2 hoạt động. “Chúng tôi phát hiện ra rằng chỉ có các tế bào dopamine (nhiễm vi rút) mới kích hoạt quá trình lão hóa”, bà Chen nói.
Tất cả các tế bào được tạo ra và lấy từ mẫu khám nghiệm tử thi đều cho ra kết quả giống nhau: SARS-CoV-2 khiến dopamine ngừng hoạt động và tạo ra tín hiệu hóa học gây viêm nhiễm.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm cách bảo vệ tế bào thần kinh nhằm giảm thiểu nguy cơ bị dị tật thần kinh của bệnh nhân mắc SARS-CoV-2.
Họ thử nghiệm với nhiều loại thuốc khác nhau trên thị trường. Kết quả cho thấy thuốc riluzole (điều trị bệnh co giật, xơ cứng teo cơ), metformin (điều trị bệnh tiểu đường) và imatinib (điều trị bệnh ung thư) có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm của SARS-CoV-2, từ đó ngăn dopamine bị lão hóa.
Các nhà nghiên cứu khuyên bệnh nhân mắc COVID-19 nên theo dõi và thường xuyên khám bệnh để phát hiện các triệu chứng thần kinh, nhất là bệnh Parkinson.
Bài viết liên quan
- › 4 vai trò của thực phẩm chức năng có thể bạn chưa biết(06/02/2023)
- › 5 loại thực phẩm phổ biến giúp xương chắc khỏe hơn(06/02/2023)
- › Bí quyết kiểm soát bệnh viêm đại tràng hiệu quả(07/02/2023)
- › Bí quyết giảm cân khoa học không gây hại cho sức khỏe(22/03/2023)
- › Cách điều trị yếu sinh lý ở nam giới(24/03/2023)