Quan niệm của Đông y về bệnh viêm đại tràng
Nguyên nhân gây viêm đại tràng
Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công năng của tỳ vị và đại tràng, làm cho các tạng phủ này suy yếu mà gây nên bệnh, khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn gây nên các đợt viêm cấp tính tái đi tái lại và rồi trở thành viêm đại tràng mãn tính.
4 nhóm nguyên nhân chính gây viêm đại tràng mãn tính bao gồm:
Nguyên nhân gây viêm đại tràng mãn tính
Người bị viêm đại tràng mãn tính thường xuyên lo lắng về bệnh tật, ăn uống phải kiêng khem dẫn tới thiếu chất, cơ thể suy nhược, người gầy yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe làm tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Viêm đại tràng mãn tính kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư đại tràng hiện nay.
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng theo Đông y
Để điều trị viêm đại tràng cần điều trị vào căn nguyên, gốc bệnh, nhưng phải toàn diện, nghĩa là kết hợp nhiều biện pháp. Chẳng hạn biện pháp kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý, lưu ý tới chế độ ăn uống hàng ngày, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh để nâng cao chính khí (sức đề kháng), đảm bảo giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái…
Đương nhiên, vấn đề dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu trong phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng.
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng: Cần kết hợp nhiều phương pháp
Biện chứng luận trị: Là phương thức dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp:
- Với thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt, táo thấp;
- Với thể can tỳ bất hòa thì phải sơ can, giải uất, phù tỳ;
- Với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ, ích vị, thăng thanh, giáng trọc;
- Với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ, thận, cố sáp, chỉ tả;
- Với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí, hoạt huyết, kiện tỳ, ích khí;
- Với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, hóa thấp
Biện bệnh: Là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh.
Bài thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng từ Đông y
Trong số các bài thuốc Đông y trị viêm đại tràng hiện nay, phải kể đến bài thuốc Đại Tràng FT.
Đại tràng FT được nghiên cứu bởi Viện Nghiên Cứu Bảo Tồn Ứng Dụng Và Phát Triển Y Học Cổ Truyền, một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng y học cổ truyền.
Dựa trên công thức chữa bệnh đại tràng có trong bộ sách quý Thạch Thất Bí Lục và việc nghiên cứu nguồn thảo dược sạch, có dược tính mạnh. Đồng thời tính toán gia giảm căn cứ vào sự phù hợp với cơ địa người bệnh hiện đại để có tác dụng tốt nhất. Đại tràng FT hoàn toàn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm đại tràng một cách an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ. Hầu hết tất cả người dùng sản phẩm đều có những chuyển biến tích cực từ tuần đầu tiên sử dụng.
Là một bài thuốc trong bộ sách quý Thạch Thất Bí Lục, Đại tràng FT hoàn toàn có tác dụng tác động từ căn nguyên gây ra bệnh thay vì chỉ giải quyết triệu chứng bên ngoài như nhiều thuốc tây y đang được sử dụng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người viêm đại tràng
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị của người bệnh. Để rút ngắn thời gian dùng thuốc, hãy chú ý tuân thủ những lời khuyên dưới đây:
- Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.
- Ăn uống hợp vệ sinh, chỉ ăn thức ăn sạch và đã nấu chín kỹ.
- Không sử dụng các loại sữa bò để tránh bị dị ứng, trướng bụng, khó tiêu
- Không sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thực phẩm có chứa gia vị cay nóng hoặc chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
- Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, ruột và làm ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm.
- Hạn chế các thực phẩm tanh: như cá mè, các loại cá nhỏ, hải sản.
- Không sử dụng các thực phẩm lạnh. Không ăn các loại hoa quả quá chua, quá ngọt, không nên sử dụng bánh kẹo ngọt tổng hợp.
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng và giúp cho tinh thần thoải mái.
- Không ăn rau sống, dưa cà muối.
- Uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, chia làm nhiều lần uống. Nên uống nước ấm.